HƯỚNG DẪN VIẾT SKCTKT
Nghiên cứu các
giải pháp sáng kiến cải tiến (SKCT) nhằm áp dụng cho quá trình sản xuất,
cải cách hành chính để phục vụ khách hàng, giảm nhẹ sức lao động và bảo vệ sức
khỏe cho người lao động, bảo vệ môi trường,… trong đơn vị là một trong những
lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tuy chưa phải là đề tài lớn, cấp tỉnh trở lên,
nhưng việc trình bày bản SKCT cũng cần mang những yêu cầu cơ bản của một đề tài
nghiên cứu khoa học, tất nhiên có lược bớt.
Sau đây tạm hướng
dẫn viết một bản SKCT áp dụng cho Trung tâm Y tế huyện Phú Tân.
Tên đề tài SKCT là
một câu ngữ pháp chuẩn xác. Nó bao gồm cả nội dung và hình thức của bản SKCT.
Kết cấu đề tài
SKCT thường gồm 3 phần:
1. Mở đầu
Phần này trình bày
phương pháp tiếp cận đề tài SKCT, giúp cho người đọc biết được lý do chọn đề
tài, ý nghĩa của đề tài, các giải pháp gì để thực hiện hoàn thành đề tài từ đó
đánh giá được mức độ thành công, khả năng ứng dụng vào sản xuất, phục vụ ở đơn
vị. Dàn bài của phần này như sau (khoảng 1-3 trang):
1. Lý do chọn đề
tài;
2. Tổng quan đề
tài (đề tài này trong tỉnh, trong nước và thế giới đã nghiên cứu và ứng dụng
như thế nào, thực trạng hiện nay,…);
3. Mục đích nghiên
cứu;
4. Nhiệm vụ và
phương pháp nghiên cứu;
5. Giới hạn phạm
vi nghiên cứu;
6. Điểm mới của đề
tài.
2. Nội dung
Đây là phần chính
(khoảng từ 3-12 trang). Phần này trình bày tiến trình nghiên cứu và kết quả đạt
được. Phải viết văn phong nghiên cứu khoa học: viện dẫn, chứng minh chặt chẽ,
từ ngữ rõ ràng, chuẩn xác, nếu cần định nghĩa các khái niệm được dùng; nếu trích
câu nói của ai (thường là nhà khoa học, học giả, những người có tên tuổi trong
giới chuyên môn liên quan với đề tài…) phải dẫn rõ nguồn từ tác giả nào ? sách
nào ? nhà xuất bản nào? Năm nào? Trang nào? … Câu trích dẫn cần chính xác và
viết chữ nghiêng.
Nếu chứng minh thì
phải có sức thuyết phục (nên có chứng minh, thí nghiệm kiểm chứng, thực nghiệm,
điều tra xã hội học, có số liệu so sánh, đối chiếu với cách làm cũ trước đây…),
tránh kể lể dài dòng, câu văn không chuẩn.
Dàn bài này thường
được trình bày dưới dạng các chương (ghi chương 1, chương 2, chương 3 …), nếu
bài ngắn có thể trình bày các mục lớn theo số La Mã. Khi phân theo chương thì
ít nhất là 3 chương. Nếu là sáng kiến (có tìm tòi, phát minh) thì phải chứng
minh được là trước đó chưa ai tìm ra như của tác giả, và thực nghiệm (hoặc
chứng minh) rõ ràng cùng kết quả của nó. Nếu là cải tiến, kinh nghiệm (đúc kết
từ thực tiễn) thì cần có tổng kết bài học hoặc các giải pháp, quy trình cải
tiến để thực hiện. Tất cả phải khả thi và mang tính phổ biến được tập thể chấp
nhận (nhiều người thừa nhận, đọc hiểu và làm đúng quy trình đều cho ra kết quả
như đã tổng kết. Cuối tập sáng kiến, cải tiến thường có phụ lục.
(Hình ảnh, số
liệu, sản phẩm, biểu mẫu, văn bản đính kèm,…) và mục tài liệu tham khảo như
được trình bày phần sau).
Nói chung, phải
sắp xếp các ý cho sự diễn đạt mạch lạc, thu hút, lôi cuốn, đặc biệt là thuyết
phục người đọc bằng khả năng trình bày kết quả xuất sắc của mình. Sáng kiến cải
tiến, kinh nghiệm tốt cùng với phương pháp diễn đạt tốt sẽ giúp tác giả thành
công khi nghiệm thu.
3. Kết
luận
Trong phần này,
tác giả đánh giá lại những nội dung chính đã trình bày; đề ra biện pháp để
triển khai, áp dụng SKCT, kinh nghiệm vào thực tiễn; nêu lên những kiến nghị,
đề xuất nếu có và hướng phát triển đề tài (khoảng 1-3 trang).
Các
phần khác của bản trình bày đề tài:
Tài liệu
tham khảo:
Tài liệu tham khảo
được sắp xếp theo thứ tự a, b, c của tên tác giả. Mỗi tài liệu tham khảo được
viết theo tên tác giả, tên tài liệu tham khảo (in chữ nghiêng), nhà xuất bản.
Ví dụ:
Tài liệu tham khảo:
[1] Nguyễn Chấn Hùng
Con người trong vòng vây, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh,
2012.
[2] Nguyễn Văn Tuấn,
Đi vào nghiên cứu khoa học, Nhà xuất
bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2012.
[3] Phan Minh Đức
A study on the LPG dual fuel combustion characteristics of an indirect
injection compression ignition engine, Luận án tiến sỹ kỹ thuật, Đại học
Chulalongkorn- Thái lan, 2007.
[4] H. Heisler Advanced
engine technology. Birlington: Butterworth-Heinemann, 1995.
[5] J.B. Heywood Internal
Combustion Engine Fundamentals, McGraw-Hill Book Company, New York, 1988.
Mục lục:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét