Chuyên mục

Thế giới vi diệu Cảm nhận Tham khảo Giải trí Hình ảnh Danh ngôn truyên cười Tư tưởng Cảm nghỉ Các bài viết Gương Bác

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ
THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ VỀ TÀI CHÍNH
CỦA TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHÚ TÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TTYT ngày 09 tháng 01 năm 2012
của Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân)
 


Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng
- Quy chế chi tiêu nội bộ (QCCTNB) này là căn cứ có tính pháp lý dùng để điều chỉnh các hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Tân về mặt tài chính theo các cơ chế được ban hành của Chính phủ và Bộ Tài chính.
- Mọi đơn vị, tổ chức, đoàn thể và tất cả cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) do TTYT huyện Phú Tân quản lý thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 2. Cơ sở pháp lý xây dựng QCCTNB
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính;
- Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN của Bộ Tài chính – Bộ khoa học và Công nghệ ngày 07 tháng 5 năm 2007 hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 04/2009/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2009 của UBND tỉnh Cà Mau, về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 11/2008/NQ-HĐND ngày 10/12/2008 của HĐND tỉnh Cà Mau về mức chi hỗ trợ kinh phí đào tạo và thu hút nguồn nhân lực của tỉnh Cà Mau;
- Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính, quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
- Quyết định số 240/QĐ-UBND ngày 16 tháng 02 năm 2011 của UBND tỉnh Cà Mau về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị và chế độ chi tiếp khách trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 3. Mục đích xây dựng QCCTNB
- Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng đơn vị;
- Tạo quyền chủ động cho CBCCVC trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện kiểm soát của Kho bạc nhà nước; cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định;
- Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả;
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Công bằng trong đơn vị; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.
Điều 4. Nguyên tắc xây dựng QCCTNB
- Căn cứ vào ngân sách của Nhà nước cấp cho đơn vị;
- Không vượt quá chế độ chi tiêu hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quy định;
- Phù hợp với hoạt động đặc thù đơn vị; đảm bảo CBCCVC hoàn thành nhiệm vụ được giao và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động;
- Mọi việc chi tiêu phải đảm bảo có chứng từ hợp pháp, hợp lệ;
- QCCTNB được thảo luận dân chủ, công khai trong toàn đơn vị. Nhằm khuyến khích người lao động có trách nhiệm trong công việc, tạo năng suất và hiệu quả cao; truy thu và xử phạt đối với những đối tượng vi phạm quy chế làm ảnh hưởng đến tài chính đơn vị, gây lãng phí, thất thoát ngân sách, tài sản của nhà nước.

Chương II

NỘI DUNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

Phần I

CHI TỪ NGUỒN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 

Điều 5. Nội dung chi và mức chi công tác phí
- CBCCVC đi công tác phải được Lãnh đạo đơn vị phê duyệt: Kế hoạch công tác và hành trình cụ thể (kèm theo thư mời, thông báo... đúng theo đối tượng và tiêu chuẩn được thanh toán. Trừ trường hợp đi công vụ cho cơ quan thì phải lập kế hoạch công tác hoặc giấy giới thiệu được Lãnh đạo đơn vị phê duyệt). Nếu đi theo đoàn thì người đại diện phải lập chung kế hoạch công tác và hành trình cho đoàn. Khi về đến cơ quan phải có xác nhận của cơ quan thời gian về.
- Kế hoạch công tác và hành trình được nộp trước khi đi công tác cho Phòng hành chính tổng hợp (HCTH), để làm căn cứ cho việc tạm ứng và giám sát thanh toán sau này. Tất cả các trường hợp không tuân thủ theo quy định sẽ không được thanh toán. 
5.1. Đi công tác trong nước
5.1.1. Thanh toán tiền phương tiện đi công tác
a) Người đi công tác được thanh toán tiền phương tiện đi lại bao gồm: Tiền thuê phương tiện chiều đi và về từ nhà đến sân bay, ga tàu, bến xe; vé máy bay, vé tàu, xe vận tải công cộng từ cơ quan để di chuyển đến nơi công tác và theo chiều ngược lại; tiền phương tiện đi lại tại địa phương nơi đến công tác: từ chỗ nghỉ đến chỗ làm việc, từ sân bay, ga tàu, bến xe về nơi nghỉ (lượt đi và lượt về); cước qua phà, qua đò cho bản thân và phương tiện của người đi công tác. Trường hợp cơ quan, đơn vị nơi cử cán bộ đi công tác và cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đến công tác đã bố trí phương tiện vận chuyển thì người đi công tác không được thanh toán các khoản chi phí này.
Chứng từ và mức thanh toán: Theo giá ghi trên vé, hoá đơn mua vé; giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như: Tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu. Riêng chứng từ thanh toán vé máy bay ngoài cuống vé (hoặc vé điện tử) phải kèm theo thẻ lên máy bay.
b) Căn cứ tính chất công việc của chuyến đi công tác và trong phạm vi nguồn kinh phí hiện tại Thủ trưởng đơn vị xem xét duyệt cho CBCCVC được thanh toán tiền phương tiện đi công tác. Riêng công tác bằng phương tiện máy bay, Thủ trưởng đơn vị quyết định từng trường hợp cụ thể, nhưng chỉ thanh toán bằng hạng ghế thường.
c) Đối với những vùng không có phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật mà người đi công tác phải thuê phương tiện vận tải khác thì Thủ trưởng đơn vị xem xét quyết định cho thanh toán tiền thuê phương tiện mà người đi công tác đã thuê trên cơ sở hợp đồng thuê phương tiện hoặc giấy biên nhận với chủ phương tiện (có tính đến giá vận tải phương tiện khác đang thực hiện cùng thời điểm tại vùng đó cho phù hợp).
5.1.2. Thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác
a) Đối với CBCCVC đi công tác phải tự túc phương tiện khi đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên thì được cơ quan thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện khi đi công tác. Mức thanh toán khoán tự túc phương tiện được tính theo số ki lô mét (km) thực tế và đơn giá thuê xe. Đơn giá thuê xe căn cứ đơn giá phổ biến đối với phương tiện loại trung bình tại địa phương.
b) Căn cứ để thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác gồm: Giấy đi đường của người đi công tác có xác nhận của cơ quan nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách); bảng kê độ dài quãng đường đi công tác trình Thủ trưởng đơn vị duyệt thanh toán.
5.1.3.Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác
- Thanh toán theo hình thức khoán:
+ Đi công tác tại thành phố Cà Mau, mức khoán: 70.000 đồng/ngày/người. Đi công tác trong huyện thuộc các xã như: Việt Thắng, Phú Mỹ, Phú Thuận, Rạch Chèo, Việt Khái được thanh toán nghỉ qua đêm, mức khoán 50.000 đồng/ngày/người.
+ Đi công tác tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng và thành phố Cần Thơ được thanh toán, mức khoán 200.000 đồng/ngày/người.
+ Đi công tác các tỉnh còn lại, mức khoán: 150.000 đồng/ngày/người.
- Thanh toán theo hoá đơn thực tế:
+ Công tác ngoài tỉnh: CBCCVC có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,4 trở lên: Được thanh toán mức giá thuê phòng nghỉ tối đa là 400.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng. Đối với các CBCCVC còn lại: Được thanh toán mức giá thuê phòng nghỉ tối đa là 400.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
+ Công tác trong tỉnh: CBCCVC có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,4 trở lên: Được thanh toán mức giá thuê phòng nghỉ tối đa là 200.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng. Đối với các CBCCVC còn lại: Được thanh toán mức giá thuê phòng nghỉ tối đa là 200.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
+ Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới (đối với các đối tượng CBCCVC còn lại), thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn (theo tiêu chuẩn 2 người/phòng).
+ Chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ gồm: Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Lãnh đạo đơn vị duyệt số lượng ngày cử đi công tác; giấy đi đường có đóng dấu xác nhận ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú) và hoá đơn hợp pháp (trong trường hợp thanh toán theo giá thuê phòng thực tế).
+ Trường hợp CBCCVC đi công tác đến nơi cơ quan, đơn vị đã bố trí được chỗ nghỉ, thì người đi công tác không được thanh toán khoản tiền thuê chỗ nghỉ. Nếu phát hiện những trường hợp cán bộ đã được cơ quan, đơn vị nơi đến công tác bố trí chỗ nghỉ không phải trả tiền nhưng vẫn đề nghị cơ quan thanh toán khoản tiền thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác phải nộp lại số tiền đã thanh toán cho cơ quan đồng thời phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức.
5.1.4. Phụ cấp lưu trú
Phụ cấp lưu trú là khoản tiền do cơ quan chi cho người đi công tác để hỗ trợ thêm cùng với tiền lương nhằm đảm bảo tiền ăn và tiêu vặt cho người đi công tác, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác).
- Đi công tác tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng và thành phố Cần Thơ được thanh toán phụ cấp: 100.000 đồng/ngày/người.
- Trường hợp đi công tác các tỉnh còn lại; thành phố Cà Mau và các huyện trong tỉnh được thanh toán phụ cấp 70.000 đồng/ngày/người.
- Đi công tác trong địa bàn huyện, được thanh toán phụ cấp: 50.000 đồng/ngày/người.
- Điều kiện để thanh toán tiền phụ cấp lưu trú như sau:
+ Từ trụ sở cơ quan đến nơi công tác phải trên 5 km;
+ Thời gian công tác từ một buổi trở lên.
- Số ngày công tác để tính phụ cấp lưu trú gồm: Số ngày đi đường + số ngày công tác (theo thư mời, thông báo, kế hoạch....). Trong đó, số ngày đi đường được Lãnh đạo đơn vị phê duyệt cụ thể trong giấy đi đường (trừ số ngày công tác). Đi công tác trong tỉnh, trong huyện không tính số ngày đi đường.
- Chứng từ làm căn cứ thanh toán phụ cấp lưu trú gồm: Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Lãnh đạo cơ quan duyệt và cử đi công tác; giấy đi đường có ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú).
5.2. Đi công tác nước ngoài
          Thực hiện theo Thông tư số 91/TT- BTC ngày 28/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho CBCCVC đi công tác nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí và phải được Thủ trưởng đơn vị quyết định từng trường hợp cụ thể.
Điều 6. Định mức chi phí xăng, dầu
6.1. Định mức nhiên liệu máy võ, xe máy
- Võ máy YAMAHA 8,5 HP: 0,25 lít xăng/km và 100 lít xăng thì thay 2 lít nhớt. Thanh toán bằng hoá đơn thực tế kèm lệnh điều phương tiện.
- Máy phát điện D24.HP: 02 lít dầu/giờ và 100 lít dầu thì thay 1,5 lít nhớt. Thanh toán theo hoá đơn thực tế kèm bảng theo dõi chạy máy phát điện.
- Xe Wase S: 1 lít xăng/50 km và 30 lít xăng thì thay 1 lít nhớt. Thanh toán bằng hóa đơn thực tế (khi được sự điều động của Lãnh đạo đơn vị)
6.2. Định mức nhiên liệu cho máy phun hoá chất
 - Máy phun hiệu MD500X: 4 lít xăng hoặc 5 lít dầu + 0,4 lít nhớt/ổ dịch.
- Máy phun hiệu STILL: 6 lít xăng hoặc 6 lít dầu + 0,5 lít nhớt/ổ dịch.
 * Thanh toán bằng hoá đơn thực tế kèm biên bản xử lý ổ dịch và có ký duyệt của Thủ trưởng đơn vị.
6.3. Định mức nhiên liệu cho xe ô tô
- Định mức nhiên liệu xe ô tô: xe ô tô hiệu ISUZU 2.59 (4 máy): 0,2 lít xăng/km, xe lưu thông 5.000 km thay 08 lít nhớt.
- Thanh toán tiền xăng xe ô tô theo hóa đơn thực tế và lệnh điều xe.
- Trường hợp xe đi tuyên truyền cổ động, công tác trong huyện số km đi trong 01 ngày không vượt quá 80 km, thanh toán phải kê đoạn đường đi, có xác nhận của người sử dụng xe kèm theo hóa đơn, lệnh điều xe.
6.4. Định mức xăng khoán theo chế độ
- Ban giám đốc 15 lít xăng/tháng
- Phòng HCTH 10 lít xăng/tháng gồm:
+ Kế toán, thủ quỹ : 05 lít xăng/tháng
+ Tổ chức, văn thư : 05 lít xăng/tháng
*  Thanh toán theo hoá đơn thực tế và danh sách ký nhận.
Điều 7. Thanh toán dịch vụ công cộng
- Về sử dụng nước: Phòng HCTH có nhiệm vụ theo dõi, quản lý sử dụng tiết kiệm có hiệu quả.
- Về sử dụng điện thắp sáng: Thanh toán thực tế theo hóa đơn. Nghiêm cấm sử dụng điện phục vụ cho nhu cầu cá nhân, người cuối cùng ra khỏi phòng phải tắt đèn, quạt và các thiết bị sử dụng điện.
- Các chi phí khác: Căn cứ vào thực tế phát sinh, có chứng từ hợp lệ được Lãnh đạo đơn vị phê duyệt.
Điều 8.  Chi văn phòng phẩm, công cụ, vật tư văn phòng
- Văn phòng phẩm: Thanh toán theo hóa đơn thực tế và bảng dự trù của các khoa, phòng có ký duyệt của Thủ trưởng đơn vị.
- Mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng: Thanh toán theo hoá đơn thực tế và bảng dự trù của các khoa, phòng có ký duyệt của Thủ trưởng đơn vị.
- Vật tư văn phòng khác : Thanh toán theo hoá đơn thực tế và bảng dự trù của các khoa, phòng có ký duyệt của Thủ trưởng đơn vị.
* CBCCVC được thanh toán khoán văn phòng phẩm dùng cho cá nhân: Có biểu xây dựng định mức khoán do Phòng HCTH xây dựng và được Lãnh đạo đơn vị phê duyệt
* Ghi chú: Định mức cho từng cá nhân và khoa, phòng, được Hội đồng thay đổi khi chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân hoặc khoa, phòng có sự thay đổi.
Điều 9. Định mức giá cước điện thoại cố định cho cá nhân và khoa, phòng
- Giám đốc:                                                         250.000 đ/tháng
- Các Phó giám đốc:                                           200.000 đ/tháng
- Trưởng phòng HCTH:                                      150.000 đ/tháng
- Trưởng khoa Kiểm soát dịch HIV/AIDS:         100.000 đ/tháng
- Khoa xét nghiệm:                                                100.000 đ/tháng
- Khoa Phòng chống các bệnh xã hội:                   150.000 đ/tháng
- Khoa Vệ sinh an toàn thực phẩm:                       100.000 đ/tháng
- Khoa Kiểm soát dịch HIV/AIDS:                        200.000 đ/tháng
- Máy phòng kế toán:                                            150.000 đ/tháng
- Máy phòng HCTH:                                             200.000 đ/tháng
* Nếu các cá nhân và khoa, phòng sử dụng vượt mức khoán quy định phải chịu trách nhiệm tự thanh toán 100% chi phí vượt.
* Trường hợp có mắc mới máy điện thoại ngoài các danh mục máy nêu trên, thì thanh toán với mức khoán tối đa không quá 150.000 đ/tháng.
Điều 10. Bưu chính, báo chí, tài liệu,  thông tin tuyên truyền
- Cước phí bưu chính: Thanh toán theo hoá đơn thực tế có Thủ trưởng đơn vị ký duyệt.
- Fax : Thanh toán theo hoá đơn thực tế có Thủ trưởng đơn vị ký duyệt .
- Tuyên truyền: Thanh toán theo hoá đơn thực tế hoặc biên nhận kèm bản kê có Thủ trưởng đơn vị ký duyệt
- Phim ảnh :Thanh toán theo hoá đơn thực tế hoặc biên nhận kèm theo bản kê có ký duyệt của Thủ trưởng đơn vị
- Ấn phẩm truyền thông : Thanh toán theo hóa đơn thực tế, hợp đồng, thanh lý hợp đồng và bảng dự trù của các khoa, phòng có ký duyệt của Thủ trưởng đơn vị.
- Sách, báo, tạp chí thư viện : Thanh toán theo hoá đơn thực tế có Thủ trưởng đơn vị ký duyệt .
- Chi tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong cơ quan đơn vị theo chế độ: thanh toán theo hóa đơn thực tế hoặc phiếu thu có Thủ trưởng đơn vị ký duyệt.

- Cuớc phí Internet, thư viện điện tử : Thanh theo hóa đơn thực tế có Thủ trưởng đơn vị ký duyệt .
- Chi khác: Thanh toán theo hoá đơn thực tế
Điều 11. Chi phí thuê mướn
- Thuê phương tiện vận chuyển: Thanh toán theo hoá đơn thực tế hoặc biên nhận kèm theo bảng kê, phiếu xuất kho (trường hợp biên nhận áp dụng cho các đối tượng thuê mướn không có đăng ký kinh doanh) có xác nhận của phụ trách bộ phận và Thủ trưởng đơn vị ký duyệt. Trường hợp thuê mướn từ 1 triệu đồng trở lên cho một lần vận chuyển phải có hợp đồng và thanh lý hợp đồng
- Chi phí thuê mướn khác 
Thanh toán theo hoá đơn thực tế hoặc biên nhận kèm theo bảng kê thuê ngoài có ký duyệt của thủ trưởng đơn vị. Trường hợp thuê mướn trên 1.000.000đ phải có hợp đồng, thanh lý hợp đồng và văn bản cấp có thẩm quyền cho phép.
Điều 12. Chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí thường xuyên
- Thực hiện theo Hướng dẫn số 03/HD-STC, ngày 22/12/2004 của Sở Tài chính tỉnh Cà Mau.
- Trường hợp sửa chữa trên 20 triệu đồng cho một lần sửa chữa phải lập tờ trình xin chủ trương của UBND huyện và thẩm định của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện.
- Trường hợp sửa chữa dưới 20 triệu đồng cho một lần sửa chữa, Thủ trưởng đơn vị quyết định sửa chữa (không phân nhỏ chứng từ sửa chữa)
Chứng từ thanh toán là bảng đề nghị của khoa, phòng và các Trạm Y tế/PKĐKKV xã, thị trấn xin sửa chữa, báo giá ( 03 bảng) vật tư sửa chữa, hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn hoặc biên nhận kèm theo bảng kê thuê ngoài.
Điều 13. Chi phí chuyên môn,  nghiệp vụ
- Chi mua hàng hoá, vật tư dùng cho chuyên môn: Thanh toán bằng hóa đơn thực tế và dự trù của các khoa, phòng ( có bảng báo giá) có ký duyệt của Thủ trưởng đơn vị.
- Trang thiết bị chuyên dụng (không phải là tài sản cố định): Thanh toán bằng hóa đơn thực tế (hoặc bảng kê mua hàng) và dự trù của khoa, phòng ( có bảng báo giá) có ký duyệt của Thủ trưởng đơn vị.
- Đồng phục, trang phục
Định mức không quá:  200.000đ/bộ/người/năm (kể cả tiền công may)
Thanh toán bằng danh sách ký nhận của CBCCVC, có ký duyệt của Thủ trưởng đơn vị 
- Sách, tài liệu, chế độ dùng cho công tác chuyên môn của khoa, phòng: Thanh toán theo hóa đơn thực tế (hoặc phiếu thu), có Thủ trưởng đơn vị ký duyệt.
- Chi in ấn biểu mẫu phục vụ cho công tác quản lý hành chính và chuyên nghiệp vụ; chi mua ấn chỉ và chi phí khác: Thanh toán bằng hóa đơn thực tế, bảng dự trù của các khoa, phòng và dự trù tổng hợp của phòng HCTH, có ký duyệt của Thủ trưởng đơn vị.
- Chi mua bảo hiểm tài sản và phương tiện của đơn vị: Thanh toán bằng hoá đơn thực tế, có Thủ trưởng đơn vị ký duyệt.
- Chi tiếp khách làm việc thường xuyên (trà, nước giải khát…): Không quá 1.500.000 đồng/tháng. Thanh toán theo hóa đơn thực tế hoặc biên nhận kèm bảng kê mua hàng, có Thủ trưởng đơn vị ký duyệt.
- Chi các khoản khác: Thanh toán theo hoá đơn thực tế.
Điều 14. Mua tài sản vô hình
Thực hiện theo Hướng dẫn số 03/HD-STC, ngày 22/12/2004 của Sở Tài chính tỉnh Cà Mau.
Điều 15. Mua sắm tài sản cố định
Thực hiện theo hướng dẫn số 03/HD-STC, ngày 22/12/2004 của Sở Tài chính tỉnh Cà Mau.
- Mua sắm tài sản trị giá dưới 20 triệu do Thủ trưởng đơn vị quyết định và tự chịu trách nhiệm về giá mua sắm. Thanh toán bằng hóa đơn thực tế, kèm 3 bảng báo giá, hợp đồng, thanh lý hợp đồng.
- Trường hợp mua sắm trên 20 triệu đồng, phải lập tờ trình xin chủ trương của UBND huyện và thẩm định của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện.
Thanh toán theo giá thẩm định của phòng Tài chính – Kế hoạch kèm theo hợp đồng, thanh lý hợp đồng và hoá đơn thực tế .
Điều 16. Chi mua công cụ, vật tư, vệ sinh phí cho hoạt động TTYT
- Hoá đơn chứng từ thanh toán mua công cụ, vật tư theo quy định của Nhà nước.
- Khoa, phòng được thanh toán khoán công cụ, vật tư, vệ sinh phí cấp của khoa, phòng (có biểu định mức khoán cho từng khoa, phòng do Phòng HCTH xây dựng và phê duyệt của Lãnh đạo đơn vị).
Điều 17. Chế độ bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy
- TTYT trang bị phương tiện, dụng cụ, điều kiện phòng cháy chữa cháy; bảo hộ lao động cho từng chức danh theo chế độ của Nhà nước, nhằm đảm bảo an toàn lao động.
- Chi mua trang phục bảo hộ lao động theo từng chức danh và cấp cho CBCCVC theo chế độ hiện hành.
Điều 18. Chế độ chi tiêu hội nghị, tiếp khách
18.1. Chế độ chi tiêu hội nghị
18.1.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
a) Đối tượng áp dụng chế độ chi tiêu hội nghị theo quy định tại Quy chế này là các hội nghị sơ kết và tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác năm, tổ chức cuộc họp tập huấn triển khai có mời Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn khác cùng cấp tham dự và được sự đồng ý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.
b) Phạm vi áp dụng
- Họp tổng kết công tác năm không quá 1 ngày
- Họp sơ kết, tổng kết chuyên đề từ 1 đến 2 ngày tùy theo tính chất và nội dung của chuyên đề;
- Họp tập huấn, triển khai nhiệm vụ công tác từ 1 đến 3 ngày tùy theo tính chất và nội dung của vấn đề;
- Các lớp tập huấn từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC nhà nước; từ nguồn kinh phí thuộc các chương trình, dự án, thì thời gian mở lớp tập huấn thực hiện theo chương trình tập huấn được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đối với các cuộc họp khác thì tùy theo tính chất và nội dung mà bố trí thời gian tiến hành hợp lý nhưng không quá 2 ngày.
18.1.2.  Nội dung và mức chi tổ chức hội nghị
a) Tiền thuê hội trường, máy chiếu và các trang thiết bị trực tiếp phục vụ hội nghị: Không qúa 500.000 đồng/ngày (2 buổi).
b) Tiền tài liệu; bút; giấy (nếu có) cho đại biểu tham dự hội nghị: Không quá 50.000 đồng/người
c) Bồi dưỡng báo cáo viên: Không quá 300.000 đồng/ngày (2 buổi)
d) Tiền nước uống trong cuộc họp: Không quá 30.000 đồng/người/ngày (2 buổi)
đ) Chi hỗ trợ tiền nghỉ, tiền phương tiện đi lại cho đại biểu là khách mời không hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo mức thanh toán khoán hoặc chứng từ thực tế quy định về chế độ thanh toán tiền công tác phí được quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
e) Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Không quá 100.000 đồng/ngày/người.
g) Chứng từ làm căn cứ để thanh toán gồm: Trích biên bản hội nghị; danh sách ký nhận của đại biểu và các chứng từ hợp lệ khác phù hợp với từng nội dung.
18.2. Chế độ chi tieáp khaùch
18.2.1. Chế độ tiếp khách nước ngoài
Khách nước ngoài đến làm việc, hội nghị, hội thảo tại huyện, mức chi theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính
18.2.2. Chế độ chi tiêu tiếp khách trong nước
a) Đối tượng khách được mời cơm
- Các đoàn khách thuộc cơ quan, đơn vị Trung ương, Viện và các Ban, Ngành cấp tỉnh, thành đến làm việc tại đơn vị về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, hỗ trợ giúp đỡ trong lĩnh vực Y tế;
- Các tổ chức trong và ngoài nước đến quan hệ giúp đỡ, ủng hộ làm công tác xã hội từ thiện, cứu hộ, cứu nạn…;
- Khách dự các cuộc đại hội, hội nghị quan trọng được UBND huyện cho phép;
 b) Mức chi
- Chi nước uống : Không quá 20.000 đồng/người/ngày
- Chi mời cơm: Không quá 200.000 đồng/khách/suất
c) Trường hợp đoàn khách là đối tượng ngoài các đoàn khách được nêu trên, nếu xét thấy thật sự cần thiết phải mời cơm thân mật thì Thủ trưởng đơn vị quyết định tiếp khách, với quy định:
- Chi nước uống : Không quá 15.000 đồng/người/ngày
- Chi mời cơm: Không quá 150.000 đồng/khách/suất
18.2.3. Chứng từ làm căn cứ để thanh toán gồm: Trích biên bản buổi làm việc; danh sách ký nhận của đoàn công tác và các chứng từ hợp lệ khác phù hợp với từng nội dung.
Điều 19. Chi hoạt động của Trạm Y tế/phòng khám đa khoa khu vực (TYT/PKĐKKV)
19.1. Chi thường xuyên TYT/PKĐKKV
19.1.1. Hoạt động thường xuyên (công tác phí, điện, nước, văn phòng phẩm, xăng dầu…): Chi theo định mức khoán
- TYT thị trấn Cái Đôi Vàm: 1.000.000 đồng/tháng
- PKĐKKV xã Phú Tân: 2.000.000 đồng/tháng
- Các TYT còn lại: 1.500.000 đồng/tháng
19.1.2. Chi phụ cấp trực 24/24h: Theo quy định hiện hành 
19.1.3. Chi phụ cấp cho cán bộ y tế khóm, ấp
- Thị trấn Cái Đôi Vàm và xã Tân Hải: 0,5 lần lương tối thiểu
- Các xã còn lại: 0,3 lần lương tối thiểu
19.1.4. Mua sắm, sửa chữa tài sản trang thiết bị: các TYT/PKĐKKV lập tờ trình, dự trù gửi về phòng HCTH để trình Thủ trưởng đơn vị ký duyệt và thực hiện như quy định tại Điều 12 và 15, của Quy chế này.
19.1.5. Chi TNTT của từng TYT/PKĐKV
- Việc trích lập quỹ: Tuỳ vào mức chênh lệch của khả năng thu và đã chi thường xuyên, các TYT/PKĐKKV trích lập quỹ để chi TNTT cho CBVC đơn vị mình từ các nguồn: Dịch vụ y tế; nguồn khoán chi thường xuyên và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Phương thức chi trả: Như quy định tại Điều 23 của Quy chế này hoặc các TYT/PKĐKKV tự xây dựng phương thức chi trả riêng cho phù hợp và phải được thông qua toàn thể CBVC của đơn vị.
 19.1.6. Các khoản chi thường xuyên khác: Thực hiện theo các quy định của Quy chế này.
19.2. Chi không thường xuyên TYT/PKĐKKV
Thực hiện theo Hướng dẫn số 01/HD-TTYT ngày 02 tháng 03 năm 2011 của Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, về việc thu, chi dịch vụ Y tế tuyến cơ sở.
Điều 20. Chi hỗ trợ thực hiện nghiên cứu khoa học của đơn vị
Với chức năng, nhiệm vụ được giao hàng năm CBCCVC có thực hiện đề tài được đơn vị hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động như sau: 
20.1. Điều  tra viên đi thu thập số liệu theo mẫu phiếu điều tra: Thanh toán theo chế độ công tác phí được quy định tại Điều 5 của Quy chế này;
20.2. Báo cáo xử lý, phân tích số liệu điều tra: Hỗ trợ 1.000 đồng/phiếu;
20.3. Chi thù lao trách nhiệm điều hành chung của Chủ đề tài: 500.000 đồng/đề tài (khi có quyết định công nhận).
20.4. Chứng từ căn cứ để thanh toán: Giấy đi đường; lịch điều tra thu thập số liệu; bảng dự trù xin hỗ trợ kinh phí của chủ đề tài, tất cả đều có ký duyệt của Thủ trưởng đơn vị; quyết định công nhận đề tài của cấp có thẩm quyền và các chứng từ có liên quan hợp lệ khác.
Điều 21. Chi Thi đua, khen thưởng
Thực hiện theo Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24 tháng 05 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Thi đua, khen thưởng theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
21.1. Nguồn và mức trích lập quỹ: Quỹ thi đua, khen thưởng của đơn vị được trích lập từ nguồn dự toán chi ngân sách nhà nước. Nhưng không vượt quá 1% tổng Quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ của số CBCCVC trong biên chế và tiền công được duyệt trong năm.
21.2. Nội dung chi và mức chi
a) Mức chi tiền thưởng: thực hiện theo quy định tại Điều  70,71,72,73,74,75,76 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.
b) Chi mua khung bằng khen, giấy khen, hộp đựng huân, huy chương, kỹ niệm chương, huy hiệu.
c) Chi các hội nghị ký kết giao ước thi đua; hội nghị sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các gương điển hình tiên  tiến, tập huấn nghiệp vụ thi đua, khen thưởng, các cuộc họp của hội đồng thi đua.
Điều 22. Định mức hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tập huấn và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
22.1. Hỗ trợ CBCCVC học dài hạn tập trung liên tục
- Học tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng: Hỗ trợ tiền nhà trọ 4.500.000 đồng/người/năm; hỗ trợ tiền tài liệu 300.00 đồng/người/năm (chỉ áp dụng cho đối tượng sau đại học và CBCCVC có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Hội đồng TTYT xét duyệt);
- Học tại thành phố Cà Mau: Hỗ trợ tiền nhà trọ 2.000.000 đồng/người/năm; hỗ trợ tiền tài liệu 300.00 đồng/người/năm (chỉ áp dụng cho đối tượng sau đại học và CBCCVC có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Hội đồng TTYT xét duyệt);
- Học tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh còn lại: Hỗ trợ tiền nhà trọ  3.000.000 đồng/người/năm; hỗ trợ tiền tài liệu 300.00 đồng/người/năm (chỉ áp dụng cho đối tượng sau đại học và CBCCVC có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Hội đồng TTYT xét duyệt);
- Chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền học tập trung liên tục gồm: Quyết định cử đi học; thông báo nhập học từng năm của nhà trường; hoá đơn tiền nhà trọ; hoá đơn mua tài liệu hoặc danh mục tài liệu (có xác nhận của nhà trường).
- Mỗi năm học thanh toán làm 2 đợt: Đợt 1 vào tháng 7; đợt 2 vào tháng 12.
22.2. Hỗ trợ CBCCVC học dài hạn tập trung từng đợt ( < 30 ngày)
- Học trong tỉnh: Thanh toán giấy đi đường (phương tiện đi lại) của từng đợt học;
- Học ngoài tỉnh: Thanh toán giấy đi đường (phương tiện đi lại) của từng đợt học; riêng CBCCVC có phụ cấp chức vụ từ 0,4 trở lên được hỗ trợ thêm: Phụ cấp lưu trú 15.000 đồng/người (nhưng không quá 450.000 đồng/người/đợt); tiền tài liệu 300.000 đồng/người/năm.
- Chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền học tập trung từng đợt gồm: Quyết định cử đi học; thông báo nhập học hoặc lịch học từng đợt của nhà trường; công lệnh; bảng kê phụ cấp lưu trú; hoá đơn mua tài liệu hoặc danh mục tài liệu (có xác nhận của nhà trường).
22.3. Hỗ trợ CBCCVC tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
- ≤ 15 ngày: Thanh toán theo chế độ công tác phí như Điều 5 của Quy chế này;
- Từ 16 ngày đến dưới 90 ngày: Thanh toán giấy đi đường (phương tiện đi lại); hỗ trợ tiền nhà trọ không vượt quá 300.000 đồng/người/tháng; phụ cấp lưu trú 15.000 đồng/ngày (nhưng không quá 450.000 đồng/người). Chứng từ thanh toán gồm: Thư mời (giấy triệu tập, chiêu sinh, kế hoạch…); giấy đi đường, hoá đơn tiền nhà trọ và bảng kê phụ cấp lưu trú.
- Từ 90 ngày trở lên:  Thanh theo chế độ học tập trung từng đợt.
22.4. Về học phí, lệ phí và các chi phí khác: CBCCVC được hỗ trợ từ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh hoặc của dự án, chương trình… Nếu không có thì CBCCVC tự thanh toán phần chi phí này.
22.5. Các trường hợp đi ôn thi và các lớp học, tập huấn, bồi dưỡng CBCCVC đã được nhà trường hoặc ban tổ chức chi trả: không thuộc phạm vi hỗ trợ của Quy chế này.
22.6. Các trường hợp đi học, tập huấn, bồi dưỡng ngoài phạm vi của điều này hoặc các trường hợp phát sinh khác: Do Thủ trưởng đơn vị quyết định cụ thể.  
Điều 23. Chi phần chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm tài chính
23.1. Xếp loại thi đua: Để đảm bảo công bằng trong phân phối nguồn thu tiết kiệm, nhằm động viên kịp thời những CBCCVC làm việc có hiệu quả, đơn vị sẽ xây dựng phương án khen thưởng đối với những cá nhân làm tốt nhiệm vụ được giao và thực hành tiết kiệm tốt. Đơn vị sẽ tiến hành họp Hội đồng xét thi đua, khen thưởng cuối năm, CBCCVC được xếp thành 4 loại: Loại A (bằng khen UBND tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh trở lên); loại B (chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hay tương đương); loại C (lao động tiên tiến); loại D (hoàn thành nhiệm vụ). 
23.2. Cuối năm tài chính, nếu phần thu lớn hơn chi, TTYT sẽ chi vào các nội dung với định mức như sau:
+ Trả thu nhập tăng thêm (TNTT) cho người lao động: 80%
+ Chi khen thưởng định kỳ, đột xuất: 5%
+ Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn, đột xuất cho người lao động: 5%
+ Chi tăng cường cơ sở vật chất cho đơn vị: 10%
23.3. Phương thức chi trả TNTT
- Đối tượng và phạm vi áp dụng: CBCCVC làm việc trên 9 tháng trong 1 năm, công tác tại TTYT; CBCCVC học trung, dài hạn có kết quả học tập từ loại khá trở lên. 
- Công thức tính:
Thu nhập tăng thêm của cá nhân
=
Hệ số thu nhập chung
X

Hệ số cá nhân


         - Trong đó:

                                                        Tổng kinh phí tiết kiệm

* Hệ số thu nhập chung     =                                 

                                               Tổng hệ số lương + phụ cấp chức vụ

* Hệ số cá nhân = (hệ số lương + hệ số chức vụ) x hệ số thi đua (A,B,C,D).

 Với ước định tỷ lệ: Loại A (hệ số 3); B (hệ số 2), C (hệ số 1); D (hệ số 0,5). Hệ số này sẽ được quy định cụ thể tuỳ vào số kết dư hàng năm.

23.4. Định mức nội dung chi phần khen thưởng
a) Chi khen thưởng nghiên cứu khoa học
Đề tài đạt điểm          < 7   :                             800.000 đ
Đề tài đạt điểm          7,5   :                           900.000 đ
Đề tài đạt điểm          8,0   :                        1.000.000 đ
Đề tài đạt điểm          8,5   :                        1.100.000 đ
Đề tài đạt điểm          9,0   :                        1.200.000 đ

Đề tài đạt điểm       > 9,5   :                        1.400.000 đ

b) Chi khen thưởng sáng kiến cải tiến khoa học kỹ thuật
+ >  7,5 đ:                                      400.000 đ
+ £  7.5 đ:                                       200.000 đ
23.5. Phần chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn: Do Thủ trưởng đơn vị quyết định, nhưng không vượt định mức sau:
a) Chi cho các ngày lễ, tết:
- Ngày Tết nguyên đán:                                                   200.000 đ/người
- Ngày Tết dương lịch:                                                     100.000 đ/người
- Chi ngày Thầy thuốc Việt Nam:                                100.000 đ/người
- Ngày 30/4, Quốc tế lao động (01/5):                             100.000 đ/người
- Ngày Quốc khánh (02/9):                                                50.000 đ/người
Quy định điều kiện của CBCCVC được chi tiền vào dịp lễ, tết:
* Chi cho CBCCVC biên chế và hợp đồng có thời gian làm việc tại TTYT dưới 06 tháng, được hưởng 50%;
* Các trường hợp nghỉ không lương, hưởng 50%;
* Các trường hợp còn lại được, hưởng 100%.
b) Chi cho các hoạt động phong trào
- Chi tham gia hội thao do Ngành Y tế tổ chức: 2.000.000 đ/toàn đợt
- Chi tham gia hội diễn văn nghệ do Ngành Y tế tổ chức: 3.000.000 đ/toàn đợt
- Chi tổ chức liên hoan tổng kết cuối năm: 5.000.000 đồng.
- Ngày Quốc tế phụ nữ (08/3) chi cho Ban nữ công tổ chức mít ting: 500.000 đồng.
- Ngày Thành lập Đoàn (26/3) chi cho BCH Chi đoàn tổ chức mít ting: 300.000 đồng.
- Ngày Quốc tế thiếu nhi (01/06): Chi thưởng con CBCCVC học giỏi, chi tiền mua quà, tổ chức trò chơi: 50.000đ/cháu
- Chi tổ chức phong trào thể dục thể thao, văn nghệ nội bộ:
  + Giải bóng chuyền nội bộ:     400.000 đ/đợt
  + Giải bóng đá nội bộ:             400.000 đ/đợt
  + Chi giao thừa (ÂL):               400.000 đ/đợt
23.6. Chi trợ cấp khó khăn 
- Hỗ trợ CBCCVC trong đơn vị đang nằm viện: 200.000đ/lần nằm viện. Thanh toán bằng bản đề nghị của Công đoàn và thủ trưởng đơn vị ký duyệt.
- Chi tết Trung thu cho các bé: 50.000đ/bé. Thanh toán bằng danh sách ký nhận và bảng đề nghị của BCH Công đoàn và ký duyệt .
23.7. Chi tăng cường cơ sở vật chất: Tuỳ vào điều kiện thực tế mà Thủ trưởng đơn vị quyết định nội dung chi đúng theo quy định.


Phần II

CHI TỪ NGUỒN THU SỰ NGHIỆP:
PHÍ, LỆ PHÍ VÀ DỊCH VỤ Y TẾ
Điều 24. Chi thường xuyên
24.1. Chi phụ cấp lương
            Chi phụ cấp ưu đãi 15% theo lương, chức vụ, vượt khung do Thủ trưởng đơn vị quyết định, cho các đối tượng Phòng HC-TH gồm:
- Phụ trách kế toán
- Kế toán nguồn thu – Thủ Qu
- Văn thư
- Tài x
* Thanh toán bằng danh sách có ký nhận của CBCCVC và được Thủ trưởng đơn vị ký duyệt
24.2. Các mục chi thường xuyên khác: Chi như định mức chi từ nguồn thu ngân sách, được quy định trong Quy chế chi tiêu này.
Điều 25. Chi phần chênh lệch thu lớn hơn chi từ nguồn thu sự nghiệp
25.1. Sau khi đã thực hiện chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp được đảm bảo trong năm. Nếu số thu lớn hơn số chi, phần chênh lệch được trích lập các quỹ sau :
- Trích lập quỹ khen thưởng : 20%
- Trích lập quỹ phúc lợi : 20%
- Trả thu nhập tăng thêm cho CBCCVC: 60%
25.2. Về phương thức chi: Thực hiện theo định mức tại Điều 23 của Quy chế này.
Phần III
SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG 
Điều 26.  Sử dụng thiết bị máy móc, vật tư văn phòng
CBCCVC không được tự ý thay đổi, thay thế mẫu mã, chủng loại, số lượng hiện có trong cơ quan; không được mang ra khỏi cơ quan để phục vụ cho mục đích khác khi chưa có sự thống nhất của Thủ trưởng đơn vị .                     
Điều 27. Sử dụng xe ô tô, mô tô công
Xe ô tô chỉ sử dụng cho trường hợp Ban giám đốc TTYT đi công tác, hội họp theo thư mời; các đối tượng còn lại sử dụng theo đoàn khi có ý kiến thống nhất của Thủ trưởng đơn vị.
Xe mô tô sử dụng công tác các chương trình, dự án…khi có sự điều động của Thủ trưởng đơn vị.
Một số trường hợp sử dụng xe công không đúng quy định sẽ xử lý như sau:
- Phục vụ cho công việc cá nhân khi xảy ra mất mác, bị hỏng ...Nếu mất người trực tiếp sử dụng phải bồi thường, nếu hư hỏng  phải tự sửa chữa.
- Nếu sử dụng xe cơ quan mà gây ra tai nạn hoặc vi phạm luật an toàn giao thông sẽ hoàn toàn tự chịu trách nhiệm và bị xử lý theo pháp luật .
Chương III
QUY ĐỊNH VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT KHI SỬ DỤNG VƯỢT MỨC KHOÁN
Điều 28.  Bất kỳ cá nhân hay tập thể nào nếu thiếu tinh thần trách nhiệm, để thất thoát các nguồn thu của đơn vị thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định.
Điều 29. Căn cứ vào các mức khoán chi trong Quy chế chi tiêu cho cá nhân hoặc các khoa, phòng, TYT/PKĐKKV cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm, dựa trên cơ sở kết quả thực hiệnm.
- Nếu vi phạm vượt định mức quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ đối với những lĩnh vực chưa có quy định của Nhà nước thì đơn vị phải chịu trách nhiệm xử lý hoặc phải trừ vào kinh phí tiết kiệm năm sau.
- Nếu cá nhân sử dụng vượt mức quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ và sử dụng tài sản công sai mục đích tại quy định này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định trước tập thể và chịu trách nhiệm trước pháp luật hiện hành.

Chương IV
 TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 31. Hiệu lực thi hành
- Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 01 năm 2012. Vào cuối năm, nếu có vấn đề gì phát sinh hoặc những quy định không còn phù hợp thì có sự điều chỉnh.
- Quy chế này được thông qua toàn thể CBCCVC, những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
Điều 32. Hạch toán kế toán
Thực hiện theo hướng dẫn tại mục “Hạch toán kế toán” của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính.
Điều 33. Trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, đoàn thể trong đơn vị
Ban giám đốc TTYT, Ban chấp hành Công đoàn, CBVC, Đoàn viên công đoàn phải thực hiện đúng nội dung Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, phát sinh hoặc có sự thay đổi về cơ chế tài chính, chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước thì các bộ phận phản ánh kịp thời với Ban giám đốc TTYT để xem xét, giải quyết, điều chỉnh. Những vấn đề chỉnh sửa trong Quy chế này đều được thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ.















Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Không có nhận xét nào: