Phú Tân, ngày 23 tháng 4 năm 2012
KẾ HOẠCH MÔ HÌNH KHÓM, ẤP KHÔNG CÓ LĂNG QUĂNG
KẾ HOẠCH MÔ HÌNH KHÓM, ẤP KHÔNG CÓ LĂNG QUĂNG
- Căn cứ kế hoạch số 09/KH-TTYT ngày 03 tháng 01 năm 2012, kế họach phòng, chống sốt xuất huyết dengue năm 2012 của Trung tâm Y tế huyện Phú Tân;
- Căn cứ tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết dengue xảy ra trên địa bàn huyện Phú Tân trong 3 tháng đầu năm 2012 với tổng số mắc: 67 cas, tăng 23 cas so với cùng kỳ, với 15 ổ dịch. Bệnh tập trung chủ yếu tại Cái Đôi Vàm: 42 cas, Việt Khái 08 cas… Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch, nay Trung tâm Y tế Phú Tân xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình khóm, ấp không có lăng quăng để phòng, chống sốt xuất huyết dengue năm 2012 với những nội dung cụ thể như sau:
- 1. Mục tiêu Nâng cao ý thức người dân; thực hành tốt phòng, chống sốt xuất huyết dengue; giảm tỷ lệ mắc, không để tử vong do sốt xuất huyết dengue.
- 2. Chỉ tiêu - 100% hộ gia đình thuộc 09 khóm, ấp được chọn để xây dựng mô hình cam kết không có lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước; - 95% khóm, ấp được triển khai mô hình không có cas bệnh sốt xuất huyết dengue xảy ra; - 100% khóm, ấp được triển khai không có ổ dịch sốt xuất huyết dengue xảy ra; - 50% hộ gia đình trong các khóm, ấp triển khai mô hình được kiểm tra không có lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước ít nhất 01 lần/tháng.
- 3. Địa bàn triển khai Mỗi xã, thị trấn chọn 01 khóm, ấp để triển khai mô hình khóm, ấp không có lăng quăng, trong đó: Cái Đôi Vàm, Phú Tân, Việt Khái, Tân Hưng Tây, Rạch Chèo mỗi đơn vị chọn 01 khóm, ấp có số mắc sốt xuất huyết dengue cao trong năm 2011; các xã còn lại Phú Mỹ, Phú Thuận, Tân Hải, Việt Thắng mỗi xã chọn 01 ấp không có cas sốt xuất huyết dengue hoặc có số mắc thấp nhất trong năm 2011, cụ thể: - Cái Đôi Vàm: khóm 5 (24 cas/2011); - Phú Tân: ấp Cái Đôi (31 cas/2011); - Việt Khái: ấp Gò Công (39 cas/2011); - Tân Hưng Tây: ấp Cái Bát (20 cas/2011); - Rạch Chèo: ấp Rạch Chèo (14 cas/2011); - Phú Mỹ: ấp Thọ Mai (01 cas/2011); - Phú Thuận: ấp Đất Sét (01 cas/2011); - Tân Hải: ấpTân Điền (02 cas/2011); - Việt Thắng: ấp Kiến Vàng A (01 cas/2011).
- 4. Nội dung hoạt động
- 4.1. Công tác tổ chức
- - Thời gian triển khai thực hiện mô hình khóm, ấp không có lăng quăng bắt đầu từ tháng 5 năm 2012.
- - Trung tâm Y tế tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo các Ban, Ngành, Đoàn thể cùng phối hợp thực hiện.
- - Thành lập Ban chỉ đạo triển khai mô hình từ huyện đến cơ sở.
- - Trung tâm Y tế phân công cán bộ giám sát thực hiện mô hình đến nhà dân.
- - Các trạm Y tế/PKĐKKV xã, thị trấn phải xây dựng kế hoạch cụ thể đồng thời tham mưu cho UBND cùng cấp ban hành các văn bản chỉ đạo các Ban, Ngành, Đoàn thể phối hợp với Y tế và chính quyền địa phương giám sát việc thực hiện.
- - Trưởng Ban nhân dân khóm, ấp chịu trách nhiệm phân công cụ thể Tổ tự quản, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Y tế khóm, ấp… phụ trách hộ gia đình, đồng thời có danh sách cụ thể mỗi nhóm phụ trách bao nhiêu hộ và phải đảm bảo tuyên truyền, hướng dẫn đầy đủ cho người dân lợi ích từ việc thực hiện mô hình.
- - Trung tâm Y tế phối hợp với trạm Y tế/PKĐKKV và UBND xã, thị trấn tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện tại hộ gia đình đồng thời định kỳ hàng quí họp 01 lần để đánh giá kết quả từ mô hình và rút ra bài học kinh nghiệm.
- 4.2. Chuẩn bị các phương tiện - Băng Rol với khẩu hiệu “Không có lăng quăng, không có sốt xuất huyết’’. - Loa tay. - Bài tuyên truyền để đọc hoặc phát từ máy cassette. - Đèn pin. - Vợt lăng quăng. - Cá 7 màu để thả. - Phiếu cam kết từng hộ gia đình không có lăng quăng.
- 4.3. Tổ chức ngày thực hiện mô hình - Tùy theo địa bàn đã được phân công, từng nhóm một sẽ vào hộ gia đình để cùng loại bỏ lăng quăng, số lượng mỗi nhóm khoảng 3 - 5 người trong đó phải có: Tổ tự quản, thanh niên và cộng tác viên… - Vãng gia hộ gia đình: + Phát tờ rơi, dán áp phích, tờ cam kết “gia đình không có lăng quăng”. + Vận động, hướng dẫn người dân các biện pháp diệt lăng quăng. + Dùng đèn pin soi, kiểm tra các dụng cụ chứa nước, nếu có lăng quăng thì chỉ cho người dân thấy và hướng dẫn họ cách xử lý: Xúc lu, cọ rửa lu khạp, thay nước, đậy kín dụng cụ chứa nước. Đổ bỏ, lật úp các dụng cụ có lăng quăng. Thả cá 7 màu. + Loại bỏ, thu gom vật dụng phế thải không cần thiết xung quanh nhà: vỏ xe, gáo dừa, chai lọ bể...
- 5. Kinh phí Lập tờ trình xin kinh phí hỗ trợ từ UBND huyện để thực hiện:
- 5.1. Tuyến huyện:
- - Băng rol: 300.000đ/cái x 9 cái = 2.700.000đ
- - Tờ rơi (in màu, 2 mặt, giấy cứng): 2.500đ/tờ x 3.600 tờ = 9.000.000đ
- - Kiểm tra, giám sát xã: 100.000đ/người/ngày/tháng/xã x 02 người x 08 tháng x 09 xã = 14.400.000đ
- 5.2. Tuyến xã: Hỗ trợ người trực tiếp quản lý, tuyên truyền và kiểm tra việc thực hiện tại hộ gia đình hàng tháng (kiểm tra 50% hộ gia đình/ấp mỗi tháng). 1.000đ/hộ gia đình/tháng x 1.800 hộ gia đình x 08 tháng = 14.400.000đ Tổng cộng: = 40.500.000đ (Bốn mươi triệu, năm trăm ngàn đồng).
- Trên đây là kế hoạch triển khai mô hình khóm, ấp không có lăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết dengue năm 2012 của Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, yêu cầu các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai và phối hợp thực hiện đúng theo nội dung kế hoạch này. GIÁM ĐỐC
- Nơi nhận:
- - Đ/c Trần Minh Huyện PCT UBND huyện (báo cáo);
- - Các trạm Y tế/PKĐKKV xã, thị trấn (thực hiện);
- - Lưu VT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét