PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO LAO
Ngày 24 tháng 09 năm 2010
Bệnh
lao gắn liền với lịch sử phát triển XH loài người từ hàng ngàn năm nay, trên
thế giới chưa bao giờ và không có một quốc gia nào, một khu vực nào, một dân
tộc nào mà không có người mắc bệnh lao và chết do lao. Nhờ sự phát minh các
thuốc hoá học chống lao đã giúp việc chữa lao đơn giản hơn và hiệu quả hơn, nhưng đồng thời đã phát sinh tâm lý
lạc quan của y giới, nên một thời gian đã làm lãng quên căn bệnh nguy hiểm này.
Nhưng ngày nay bệnh lao đang xuất hiện trở lại và cùng với đại dịch HIV/AIDS đã
trở thành 1 trong những căn nguyên gây mắc bệnh và tử vong chủ yếu, đặc biệt
tại các nước đang phát triển, trong đó có VN chúng ta.
Kính thưa: Quí vị đại biểu !
Lao
là một bệnh có tầm quan trọng lớn về cả phương diện kinh tế lẫn xã hội. Mức độ
nặng nề của bệnh lao đã ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân và chỉ số phát triển
con người của mỗi quốc gia. Các nghiên cứu về KTYT cho thấy, mỗi BN lao sẽ mất
trung bình 3 - 4 tháng lao động, làm
giảm 20 – 30% thu nhập của gia đình. Những gia đình có người chết sớm vì bệnh
lao có thể sẽ mất tới 15 năm thu nhập. Bệnh lao đã tác động mạnh tới 70% sức
lao động, của đối tượng lao động chính của XH, làm LLSX bị giảm sút, năng suất
lao động giảm, đồng thời mùa màng, chợ búa sẽ không tham gia được.
Tỷ
lệ mắc và mức độ lưu hành bệnh lao thay đổi tuỳ theo khu vực, nhưng chủ yếu là
do hậu quả của sự khác biệt về tình trạng KTXH. Bệnh lao là bệnh của người
nghèo, mắc bệnh có liên quan một phần đến vấn đề nhà ở, dân cư đông đúc, người
di tản, làm gia tăng sự tiếp xúc giữa người đã nhiễm lao và chưa nhiễm lao; lao
lan tràn nhanh chóng là do sự đông đúc dân cư tạo thuận lợi cho bệnh truyền
nhiễm trong không khí. Nhưng yếu tố kinh tế xã hội và SK của ND vẫn đóng vai
trò quan trọng. Trên 95% số BN lao, 98% số chết do lao thuộc các nước có thu
nhập vừa và thấp, 75% số người mắc bệnh lao ở lứa tuổi 14 – 55, là lứa tuổi làm
ra nhiều của cải nhất trong cuộc đời.
Một
trường hợp lao truyền nhiễm, nghĩa là khạc đờm BK(+) có thể lây truyền cho 10 –
20 người để gây nên một trường hợp lao truyễn nhiễm mới. Trước đại chiến thế
giới thứ hai, cứ một người lao truyền nhiễm sẽ gây nên 13 cas nhiễm lao mới,
gần đây ở Châu phi người ta thấy 1 cas lao truyền nhiễm đã gây nên từ 10 – 14 cas
nhiễm lao mới; còn ở những nước phát triển hiện nay 1 cas lao truyền nhiễm chỉ
gay nên 2-3 nhiễm trùng lao mới.
Nếu
tính cụ thể, theo sơ đồ dịch tễ tự nhiên của bệnh lao do Grosset mô tả thì : 1
lao TN (BK+) sẽ lây cho 10 người mỗi năm; chẳng hạn có 100 cas BK+ trong đờm
thì hàng năm sẽ có 1.000 người nhiễm lao. Tỷ lệ phát thành lao hoạt động là
10%, nghĩa là trong 1.000 người nhiễm lao này sẽ có 100 người phát triển thành
lao hoạt động và ½ trong số này là lao
truyền nhiễm có BK+, lại tiếp tục bổ sung vào nguồn lây vốn có.
Kính thưa: Quí vị đại biểu
Bệnh
lao là một vấn đề toàn cầu, người ta ước tính hiện nay có khoảng 2,2 tỉ người
(1/3 dân số thế giới) bị nhiễm lao. Nhưng cũng còn may mắm là không phải tất cả
những người nhiễm lao này đều mắc bệnh. Trong 1 số trường hợp những vi khuẩn
này hiện diện trong cơ thể nhưng không “nhân bản”. Cứ 10 người đã nhiễm lao, có
1 người có biểu hiện bệnh lao ở 1 GĐ nào đó hay trong cả cuộc đời. Nếu 1 khi hệ
thống miễm dịch của cơ thể không đủ sức bảo vệ, chúng sẽ trỗi vậy và người đó
sẽ bị mắc bệnh lao. Hiện nay tỷ lệ điều trị thành công trên toàn cầu đạt 82%,
nhưng tỷ lệ phát hiện chỉ đạt 37% số BN ước tính. Như vậy, còn rất nhiều BN lao
không được chữa trị đang tiếp tục lây bệnh cho cộng đồng, và theo ước tính của
TCYTTG, mỗi năm có thêm 1% dân số thế giới bị nhiễm lao (tức khoảng 65 triệu
người), trong đó hơn 33% số BN lao toàn cầu thuộc về khu vực Đông – Nam Châu Á
của chúng ta.
Về
dịch tễ học bệnh lao, hiện nay trên thế giới đang có những thay đổi sâu sắc, mà
phần lớn là hậu quả của dại dịch HIV/AIDS. Lớp tuổi mà lao mới phát hiện gia
tăng thì cũng chính là lớp tuổi nhiễm HIV cao nhất; bệnh lao nặng lên là do
HIV, ảnh hưởng của AIDS đối với tử vong do lao rất rõ rệt ở những nước đang
phát triển. Đầu thế kỷ 20 tỷ lệ mắc lao là hơn 300 cas trong 100.000 dân, cao
hơn trong đa số các nước đang phát triển ngày nay. Hoá trị liệu ngắn ngày đã
góp phần làm giảm bệnh lao trong hơn 30 năm qua. Nhưng thời gian gần đây, chúng
ta chứng kiến bệnh lao đang quay trở lại và gia tăng ở một số nước, trong đó
có liên quan rõ rệt đến sự gia tăng bệnh
HIV/AIDS toàn cầu. Hẳn chúng ta còn nhớ, vào những năm 70 TCYTTG tuyên bố bệnh
lao sẽ được thanh toán vào cuối thế kỷ 20, nhưng thực tế thì sao ? Thực tế là
vào năm 1993 (tức 23 năm sau lời tuyên bố đó) TCYTTG đã phải ban bố tình trạng
khẩn cấp toàn cầu của bệnh lao và mối hiểm hoạ của nó trong tương lai là bệnh
lao kháng thuốc. Và cho mãi đến hôm nay, như chúng ta đã biết bệnh lao chưa
giảm và cả thế giới đang loay hoai để phòng chống bệnh lao. Đó là do đại dịch
HIV/AIDS, tệ nạn ma tuý phát triển, tình trạng vô gia cư, nạn đói hoành hành ở
nhiều nơi mà nhất là các nước Châu Phi, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo và tình
trạng SDD ở nhiều nước trên thế giới.
Đó
là tình hình bệnh lao trên thế giới. Còn ở Việt Nam chúng ta thì sao? Việt Nam
đứng thứ 13 trong 22 nước có số BN lao cao trên toàn cầu. Trong khu vực Tây -
Thái Bình Dương, VN đứng 3 sau TQ và Philipines về số lượng BN lao lưu hành cũng
như BN lao mới xuất hiện hàng năm.
Trước
những thách thức là bệnh lao kháng thuốc và lao đồng hành cùng HIV, năm 1995,
Nhà nước và BYT Việt Nam đã quyết định đưa chương trình chống lao thành 1 trong
những chương trình y tế quốc gia trọng điểm. Ban chỉ đạo chương trình chống lao
và chính quyền địa phương các cấp đã tham gia tích cực triển khai công tác này,
cùng với sự hợp tác và giúp đỡ có hiệu quả về tài chính và kỹ thuật của các tổ
chức Quốc tế.
Theo
một nghiên cứu của Nguyễn Đình Hường chỉ số nguy cơ nhiễm lao cả nước là 1,5%
hàng năm; giữa hai miềm Nam, Bắc thì miềm Nam mắc cao hơn miềm Bắc 2 lần; trong
mọi lứa tuổi, nữ giới đều có tỷ lệ mắc bệnh lao thấp hơn nam giới; người >
50 tuổi mắc lao cao hơn rất nhiều lần so với lớp người < 20 tuổi, từ 10 đến
20 lần; trong nhà máy tỷ lệ mắc lao cao hơn cơ quan từ 0,1 – 0,6 lần; trong
thành phố mắc lao cao hơn 10 – 50% so với nông thôn; miền núi mắc lao thấp hơn
miềm xuôi.
Về
kết quả điều trị: trước năm 1991 nhìn chung còn thấp. Kết quả âm hoá đờm chỉ từ
60 – 87%. Cho đến năm 1994, hoá trị liệu ngắn ngày được áp dụng trong phạm vi
cả nước, đã nâng cao hiệu quả điều trị lao rất nhiều so với trước đây.
Tiêm
phòng lao (BCG) là một biện pháp được coi là phòng bệnh lao tốt nhất. Từ năm
1987 BCG đã được đưa vào CT TCMR quốc gia để phòng ngừa bệnh lao, ngay năm 1989
tỷ lệ tiêm BCG đã đạt 94% trẻ em <1 tuổi. Và chúng ta giữ vững thành quả này
cho đến ngày hôm nay.
Kính thưa: Quí vị đại biểu
Hơn
5 năm qua huyện Phú Tân chúng ta triển khai công tác phòng chống bệnh lao đã
đạt được nhiều thành quả rất đáng trân trọng. Tuy nhiên trong xu hướng chung
thì bệnh lao hiện nay vẫn chưa có chiều hướng giảm trong cộng đồng. Bởi vì, mức
độ thuyên giảm dịch tễ lao hàng năm của Việt Nam tương đối chậm; tỷ lệ số người
có vi khuẩn lao vẫn còn cao; bệnh lao nước ta thuộc vào loại trung bình cao ở
khu vực tây Thái Bình Dương, là khu vực có lưu hành độ lao trung bình trên thế
giới.
Đứng
trước thực trạng đó, hôm nay chương trình chống lao huyện Phú Tân mở hội thảo nhằm đánh giá một cách khách quan,
khoa học kết quả hoạt động chống lao trong thời gian qua và triển khai KH hoạt
động phòng chống bệnh lao giai đoạn 2011- 2015. Với sự quyết tâm của toàn ngành y tế, sự chung
tay, góp sức của cộng đồng, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành
đoàn thể trong toàn huyện, trong đó có vai trò không thể thiếu đó là sự lãnh
đạo của y tế tuyến trên, sự chỉ đạo sâu sát của cấp uỷ, uỷ ban nhân dân các
cấp, chúng ta tin tưởng rằng, với sức mạnh tổng hợp đó, chúng ta sẽ thực hiện
thành công các mục tiêu cơ bản trong KH phòng chống bệnh lao trong 5 năm tới
của huyện Phú Tân chúng ta. Để làm động lực thực hiện các mục tiêu này, chúng
ta phải luôn luôn nhớ rằng: Bệnh lao là kết quả của nghèo đói và nghèo
đói lại chính là nguyên nhân thúc đẩy làm cho bệnh lao phát triểm.
Cuối
cùng xin chúc SK toàn thể quí vị đại biểu, chúc hội thảo chúng ta thành công
tốt đẹp
Xin trân trọng cảm
ơn !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét