NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống y tế Việt Nam, được hình thành và phát triển qua các thời kỳ lịch
sử, trong các bối cảnh khác nhau về kinh tế, xã hội và đã có những đóng góp to
lớn vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân cũng như sự phát triển
của ngành Y tế [3].
Trong
những năm gần đây, đời sống của nhân dân ta càng ngày được nâng cao. Người dân
bây giờ không chỉ muốn ăn no mặc ấm, mà phải ăn ngon mặc đẹp. Cùng với sự nâng
cao chất lượng cuộc sống, nhân dân ngày càng chú trọng chăm lo sức khỏe của bản
thân và những người thân trong gia đình. Chính vì vậy mà họ ngày càng đòi hỏi
cao hơn về chất lượng dịch vụ y tế [1].
Thực
tế thì trong vài năm trở lại đây ngành y tế đã đạt được những thành tựu đáng kể
trong nhiều lĩnh vực quản lý, trang thiết bị y tế cũng như hoạt động khám chữa
bệnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân [2]. Đóng góp không nhỏ vào những thành tựu đó
là hoạt động của hệ thống y tế huyện của cả nước. Y tế tuyến huyện là hệ thống
y tế tiếp xúc trực tiếp với người dân, gần gũi với tình hình sức khỏe và bệnh
tật của nhân dân. Y tế tuyến huyện trực tiếp hỗ trợ và chỉ đạo việc thực hiện
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Y tế tuyến huyện hoạt động hiệu quả sẽ
giúp sàng lọc bệnh nhân, chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi quá khả năng giải
quyết, giúp người dân tiết kiệm được một phần chi phí cũng như giảm tình trạng
quá tải ở các bệnh viện lớn, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho
người dân.
Y tế tuyến huyện là một mắt xích trọng
yếu trong mạng lưới khám chữa bệnh, là cấp trung chuyển giữa y tế trung ương
với y tế cơ sở. Đây chính là nơi đầu tiên tiếp nhận điều trị nội trú với các kỹ
thuật cơ bản và các bệnh thông thường. Y tế tuyến huyện là cơ sở khám chữa bệnh
gần dân nhất, cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cơ bản nhất, thuận tiện nhất.
Tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ người dân đến khám chữa bệnh tại tuyến huyện chưa cao trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân
phải chuyển tuyến trong quá trình điều trị nội trú tại tuyến huyện là khá cao,
cũng như sự phiền hà của người bệnh đối với cán bộ y tế. Có nhiều lý do dẫn đến
tình trạng này, trong đó có lý do về sự lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh của
người dân, có lý do về cơ sở hạ tầng, có lý do về trang thiết bị y tế, nguồn
lực đầu tư cho các hoạt động khám chữa bệnh, có lý do về trình độ chuyên môn,
khả năng xử trí của cán bộ y tế trong chẩn đoán và điều trị [12]. Ngoài các lý do trên, có một lý do mà hiện
nay rất được ngành y tế cũng như xã hội quan tâm đó là phong cách ứng xử và
thái độ phục vụ của cán bộ y tế. Chính vì thế tháng 6 năm 2015, Bộ y tế đã ban
hành quyết định số 2151, Phê duyệt kế hoạch triển
khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới
sự hài lòng của người bệnh” bao gồm công chức, viên chức, người lao động tại
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [4].
Để
đánh giá hiệu quả một cách khách quan việc thực hiện quyết định trên tại đơn
vị, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Khảo sát sự hài lòng của người bệnh trước và
sau khi thực hiện quyết định 2151 của Bộ y tế, tại Trung tâm y tế huyện Phú Tân
năm 2017, với mục tiêu sau:
1. Đánh
giá kết quả thực hiện quyết định 2151 của Bộ y tế tại Trung tâm y tế huyện Phú
Tân.
2. Xác
định tỷ lệ hài lòng của người bệnh trước và sau khi thực hiện quyết định 2151
của Bộ y tế, tại Trung tâm y tế huyện Phú Tân.