Chuyên mục

Thế giới vi diệu Cảm nhận Tham khảo Giải trí Hình ảnh Danh ngôn truyên cười Tư tưởng Cảm nghỉ Các bài viết Gương Bác

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019


                                                                                          NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hệ thống y tế Việt Nam, được hình thành và phát triển qua các thời kỳ lịch sử, trong các bối cảnh khác nhau về kinh tế, xã hội và đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân cũng như sự phát triển của ngành Y tế [3].
Trong những năm gần đây, đời sống của nhân dân ta càng ngày được nâng cao. Người dân bây giờ không chỉ muốn ăn no mặc ấm, mà phải ăn ngon mặc đẹp. Cùng với sự nâng cao chất lượng cuộc sống, nhân dân ngày càng chú trọng chăm lo sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình. Chính vì vậy mà họ ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng dịch vụ y tế [1].
Thực tế thì trong vài năm trở lại đây ngành y tế đã đạt được những thành tựu đáng kể trong nhiều lĩnh vực quản lý, trang thiết bị y tế cũng như hoạt động khám chữa bệnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân [2]. Đóng góp không nhỏ vào những thành tựu đó là hoạt động của hệ thống y tế huyện của cả nước. Y tế tuyến huyện là hệ thống y tế tiếp xúc trực tiếp với người dân, gần gũi với tình hình sức khỏe và bệnh tật của nhân dân. Y tế tuyến huyện trực tiếp hỗ trợ và chỉ đạo việc thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Y tế tuyến huyện hoạt động hiệu quả sẽ giúp sàng lọc bệnh nhân, chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi quá khả năng giải quyết, giúp người dân tiết kiệm được một phần chi phí cũng như giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
Y tế tuyến huyện là một mắt xích trọng yếu trong mạng lưới khám chữa bệnh, là cấp trung chuyển giữa y tế trung ương với y tế cơ sở. Đây chính là nơi đầu tiên tiếp nhận điều trị nội trú với các kỹ thuật cơ bản và các bệnh thông thường. Y tế tuyến huyện là cơ sở khám chữa bệnh gần dân nhất, cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cơ bản nhất, thuận tiện nhất. Tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ người dân đến khám chữa bệnh tại tuyến  huyện chưa cao trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển tuyến trong quá trình điều trị nội trú tại tuyến huyện là khá cao, cũng như sự phiền hà của người bệnh đối với cán bộ y tế. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, trong đó có lý do về sự lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh của người dân, có lý do về cơ sở hạ tầng, có lý do về trang thiết bị y tế, nguồn lực đầu tư cho các hoạt động khám chữa bệnh, có lý do về trình độ chuyên môn, khả năng xử trí của cán bộ y tế trong chẩn đoán và điều trị [12]. Ngoài các lý do trên, có một lý do mà hiện nay rất được ngành y tế cũng như xã hội quan tâm đó là phong cách ứng xử và thái độ phục vụ của cán bộ y tế. Chính vì thế tháng 6 năm 2015, Bộ y tế đã ban hành quyết định số 2151, Phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” bao gồm công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [4].
Để đánh giá hiệu quả một cách khách quan việc thực hiện quyết định trên tại đơn vị, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Khảo sát sự hài lòng của người bệnh trước và sau khi thực hiện quyết định 2151 của Bộ y tế, tại Trung tâm y tế huyện Phú Tân năm 2017, với mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả thực hiện quyết định 2151 của Bộ y tế tại Trung tâm y tế huyện Phú Tân.
2. Xác định tỷ lệ hài lòng của người bệnh trước và sau khi thực hiện quyết định 2151 của Bộ y tế, tại Trung tâm y tế huyện Phú Tân.




Nội dung
Đặc tính
Tần số (n = 236)
Tỷ lệ (%)
Giới
Nam
83
36,2
Nữ
153
63,8
Nhóm tuổi
Tuổi lao động
79
66,5
Tuổi phụ thuộc
157
33,5
Nghề nghiệp
LĐ chân tay
203
86,0
LĐ trí óc
33
14,0
Trình độ học vấn
Phổ thong
188
79,7
Cao đẳng/ĐH
48
20,3
Bảo hiểm y tế
Không
45
19,1
191
80,9
Số ngày nằm viện
≤ 5 ngày
45
19,1
6 – 10 ngày
118
50,0
11 – 15 ngày
49
20,7
> 15 ngày
24
10,2

Nhận xét: trong mẫu khảo sát, giới nữ chiếm tỷ lệ 63,8%. Độ tuổi chủ yếu là tuổi phụ thuộc. Hầu hết là lao động chân tay. Có 80,9% bệnh nhân có BHYT. Số ngày nằm viện trên 15 ngày chiếm 10,2 %.
Nội dung
Đặc tính
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Giới
Nam
75
31,8
Nữ
161
68,2
Nhóm tuổi
Tuổi lao động
87
63,2
Tuổi phụ thuộc
149
36,8
Nghề nghiệp
LĐ chân tay
197
83,5
LĐ trí óc
39
16,5
Trình độ học vấn
Phổ thông
176
74,6
Cao đẳng/ĐH
60
25,4
Bảo hiểm y tế
Không
40
16,9
196
83,1
Số ngày nằm viện
≤ 5 ngày
55
23,3
6 – 10 ngày
123
52,1
11 – 15 ngày
43
18,2
> 15 ngày
15
6,4

Nhận xét: Đặc điểm chung mẫu khảo sát lần 2, tương đồng lần thứ nhất.
Trong đó chỉ có số ngày nằm viện trên 15 ngày thấp hơn lần thứ nhất, chỉ có 6,4%.
Tiêu chí
Kết quả
Tỷ lệ (%)
Điểm chuẩn
Điểm đạt
Hoạt động của Ban chỉ đạo
5
5
100
Tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp
5
2
40
Nhiệm vụ công tác xã hội
5
2
40
Thực hiện đường dây nóng, hòm thư góp ý
5
5
100
Tổ chức ký cam kết
5
5
100
Xây dựng qui chế thi đua, khen thưởng, kỷ luật
5
5
100
Công tác thống kê báo cáo
5
4
80

Nhận xét: trong 7 tiêu chí, có 4 tiêu chí thực hiện đạt 100%. Đó là hoạt động của Ban chỉ đạo, thực hiện đường dây nóng, ký cam kết và xây dựng qui chế thi đua, khen thưởng, kỷ luật. Tuy nhiên, còn 3 tiêu chí chưa đạt yêu cầu. Trong đó, công tác thống kê báo cáo đạt 80%; công tác tập huấn và công tác xã hội mỗi tiêu chí chỉ mới đạt 40%.
3.3. Đánh giá sự hài lòng của người bệnh Trước và Sau thực hiện quyết định 2151 của Bộ y tế
Nhận xét: khi đánh giá chung về mức độ hài lòng của người bệnh đối với đơn vị, hầu hết đều đánh giá ở mức trung bình (trước là 75,4% sau là 65,2%). Không có trường hợp nào đánh giá rất kém. Trong khi đó, ở mức độ rất tốt là 6,4% (lần 1) và đạt 15,3% (ở khảo sát lần 2).
Khả năng tiếp cận
Rất kém
t/s(%)
Kém
t/s(%)
Trung bình
t/s(%)
Tốt
t/s(%)
Rất tốt
t/s(%)
Sơ đồ, biển báo
11/6
(4,6/2,5)
23/19
(9,7/8,0)
112/156
(47,5/66,2)
55/15
(23,4/6,4)
35/40
(14,8/16,9)
Thời gian thăm bệnh được thông báo
23/18
(9,7/7,6)
45/13
(19,1/5,5)
100/125
(42,3/52,9)
45/50
(19,2/21,2)
23/30
(9,7/12,8)
Các khối nhà đễ tìm
3/0
(1,3/0)
9/0
(3,8/0)
52/43
(22,1/18,2)
118/124
(50,0/52,5)
54/69
(22,8/29,3)
Lối đi thuận tiện
0/0
0/0
43/40
(18,2/16,9)
161/173
(68,2/73,4)
32/23
(13,6/9,7)
Người
bệnh gọi, hỏi dễ dàng
1/0
(0,4/0)
7/6
(2,9/2,5)
70/50
(29,7/21,2)
91/102
(38,6/43,2)
67/78
((28,4/33,1)
Đánh giá chung
7/2
(2,9/0,8)
30/6
(12,7/2,5)
122/140
(51,7/59,4)
50/58
(21,2/24,6)
27/30
(11,5/12,7)

Nhận xét: về sự tiếp cận của người bệnh đối với đơn vị, chiếm tỷ lệ trung bình (trước là 51,7 % sau là 59,4%). Tuy nhiên, có 12,7% cho rằng sự tiếp cận kém, sau chỉ còn 2,5%. Song, ở mức độ rất tốt khi khảo sát lần 2 là 12,7%.
         

84,4 – 96,7
CSHQ (%) =                           x 100 = 14,5%
                                                       84,4
Sự minh bạch thông tin
Rất kém
t/s(%)
Kém t/s(%)
Trung bình t/s(%)
Tốt
t/s(%)
Rất tốt t/s(%)
Thủ tục nhập viện thuận tiện
1/0
(0,4/0)
3/0
(1,2/0)
132/135
(55,9/57,2)
81/73
(34,3/30,9)
19/28
(8,2/11,9)
Phổ biến nội qui
3/2
(1,2/0,8)
24/5
(10,2/2,1)
121/145
(51,4/61,4)
65/55
(27,5/23,4)
23/29
(9,7/12,3)
Giải thích tình trạng bệnh
0/0
45/30
(19,1/12,7)
145/150
(61,4/63,6)
32/39
(13,6/16,5)
14/17
(5,9/7,2)
Giải thích xét nghiệm, kỹ thuật
0/0
0/0
124/103
(52,5/43,6)
67/79
(28,4/33,5)
45/54
(19,1/22,9)
Công khai thuốc
2/0
(0,8/0)
4/1
(1,7/0,4)
87/53
(36,9/22,5)
122/115
(51,7/48,7)
21/67
(8,9/28,4)
Đánh giá chung
1/0
(0,4/0)
5/4
(2,1/1,7)
89/50
(37,8/21,2)
132/122
(55,9/51,7)
9/60
(3,8/25,4)

Nhận xét: về sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh ở mức độ tốt chiếm trên 50%. Và mức độ rất tốt ở khảo sát lần 2 là 25,4%, ở mức độ kém là không đáng kể.
97,5 – 98,3
CSHQ (%) =                           x 100 = 0,8%
                                                       97,5
Cơ sở vật chất
Rất kém
t/s(%)
Kém t/s(%)
Trung bình t/s(%)
Tốt
t/s(%)
Rất tốt t/s(%)
Buồng bệnh sạch sẽ
0/0
8/3
(3,4/1,3)
142/156
(60,2/66,2)
63/44
(26,7/18,6)
23/33
(9,7/13,9)
Giường bệnh sử dụng tốt
0/0
0/0
159/145
(67,4/61,4)
67/72
(28,4/30,5)
10/19
(4,2/8,1)
Nhà vệ sinh sử dụng tốt
2/0
(0,8/0)
0/0
201/179
(85,2/75,8)
30/34
(12,7/14,5)
3/23
(1,3/9,7)
Cung cấp quần áo
0/0
0/0
165/148
(69,9/62,7)
50/15
(21,2/6,4)
21/73
(8,9/30,9)
Cung cấp nước uống
0/0
19/8
(8,1/3,4)
156/124
(66,1/52,5)
46/70
(19,4/29,7)
15/34
(6,4/14,4)
Đánh giá chung
0/0
7/4
(2,9/1,7)
147/156
(62,3/66,1)
41/47
(17,4/19,9)
41/29
(17,4/12,3)

Nhận xét: theo đánh giá chung, mức độ rất kém là không có, mức độ kém không đáng kể chỉ 2,9% và 1,7% của khảo sát lần 2. Đa số là ở mức độ trung bình trở lên, trong đó có 12,3% cho rằng về cơ sở vật chất là rất tốt.
97,1 – 98,3
CSHQ (%) =                           x 100 = 1,2%
                                                       97,1
Phương tiện phục vụ
Rất kém
t/s(%)
Kém t/s(%)
Trung bình t/s(%)
Tốt
t/s(%)
Rất tốt t/s(%)
Đảm bảo an ninh
0/0
4/0
(1,7/0)
167/150
(70,7/63,6)
40/33
(16,9/13,9)
25/53
(10,7/22,5)
Đảm bảo sự riêng tư
0/0
0/0
123/143
(52,1/60,6)
67/45
(28,4/19,1)
46/48
(19,5/20,3)
Căng tin
0/0
18/0
(7,6/0)
179/156
(75,9/66,1)
39/56
(16,5/23,7)
0/24
(0/10,2)
Môi trường
0/0
0/0
185/145
(78,4/61,4)
51/63
(21,6/26,7)
0/28
(0/11,9)
Đánh giá chung
0/0
11/8
145/134
(61,4/56,8)
65/35
(27,5/14,8)
15/59
(6,4/25)

Nhận xét: về phương tiện phục vụ tại đơn vị khảo sát thấy rằng, không có trường hợp nào đánh giá ở mức độ kém và rất kém. Như vậy, hầu hết đều cho rằng từ mức độ trung bình trở lên, trong đó có 25% ở mức rất tốt.
95,3 – 96,6
CSHQ (%) =                           x 100 = 1,3%
                                                       95,3
Thái độ ứng xử
Rất kém
t/s(%)
Kém t/s(%)
Trung bình t/s(%)
Tốt
t/s(%)
Rất tốt t/s(%)
Thái độ của bác sỹ, điều dưỡng
0/0
2/0
(0,8/0)
89/65
(37,7/27,5)
75/79
(31,8/33,6)
70/92
(29,7/38,9)
Thái độ của nhân viên phục vụ
0/0
11/3
(4,7/1,3)
135/123
(57,1/52,1)
78/49
(33,1/20,8)
12/61
(5,1/25,8)
Được nhân viên y tế tôn trọng
0/0
0/0
166/137
(70,3/58,1)
58/47
(24,6/19,9)
12/52
(5,1/22)
Đánh giá chung
0/0
5/0
(2,1/0)
146/132
(61,8/55,9)
70/54
(29,7/22,9)
15/50
(6,4/21,2)

Nhận xét: về thái độ ứng xử của nhân viên y tế, theo nhận định chung của người bệnh thì không có trường hợp nào ở mức độ rất kém. Đa số từ mức độ trung bình trở đi (trước là 61,8% sau là 55,9%), có 22,9% đánh giá là tốt và 21,2% đánh giá rất tốt.
97,9 – 100
CSHQ (%) =                           x 100 = 2,1%
                                                       97,9
Năng lực chuyên môn
Rất kém
t/s(%)
Kém t/s(%)
Trung bình t/s(%)
Tốt
t/s(%)
Rất tốt t/s(%)
Bác sỹ, điều dưỡng xử lý công việc
0/0
3/0
(1,3/0)
178/170
(75,4/72)
45/49
(19,1/20,8)
10/17
(4,2/7,2)
Bác sỹ thăm khám, điều trị
0/0
0/0
167/140
(70,7/59,3)
49/68
(20,8/28,8)
20/28
(8,5/11,9)
Được tư vấn chế độ ăn, vận động
13/4
(5,6/1,7)
35/8
(14,8/3,4)
141/135
(59,8/57,2)
40/80
(16,9/33,9)
7/9
(2,9/3,8)
Không có gợi ý bồi dưỡng
0/0
0/0
145/149
(61,4/63,1)
78/67
(33,1/28,4)
13/20
(5,5/8,5)
Đánh giá chung
0/0
8/3
(3,4/1,3)
155/140
(65,7/59,3)
47/50
(19,9/21,2)
26/43
(11/18,2)

Nhận xét: về năng lực chuyên môn được đánh giá từ mức trung bình trở đi (trước là 65,7% sau là 59,3%). Ở mức độ tốt là 21,2% so với trước là 19,9%, mức độ rất tốt là 18,2% ở khảo sát lần 2.
96,6 – 98,7
CSHQ (%) =                           x 100 = 2,1%
                                                       96,6
Cung cấp dịch vụ
Rất kém
t/s(%)
Kém t/s(%)
Trung bình t/s(%)
Tốt
t/s(%)
Rất tốt t/s(%)
Cấp thuốc, hướng dẫn sử dụng
2/0
(0,8/0)
5/0
2,1/0)
211/189
(89,4/80,1)
12/25
(5,2/10,6)
6/22
(2,5/9,3)
Trang thiết bị đáp ứng
0/0
15/2
(6,4/0,8)
178/156
(75,4/66,1)
33/59
(13,9/25)
10/19
(4,3/8,1)
Kết quả điều trị
0/0
2/0
(0,8/0)
168/155
(71,2/65,7)
31/35
(13,2/14,8)
35/46
(14,8/19,5)
Mức độ DVYT
1/0
(0,4/0)
5/0
(2,1/0)
145/117
(61,4/49,6)
51/74
(21,6/31,3)
34/45
(14,5/19,1)
Mức độ hài lòng về DVYT
3/1
(1,3/0,4)
7/1
(2,9/0,4)
138/111
(58,5/47)
65/74
(27,6/31,4)
23/49
(9,7/20,8)
Đánh gía chung
1/1
(0,4/0,4)
5/2
(2,1/0,8)
155/124
(65,7/52,6)
44/20
(18,6/8,5)
31/89
(13,2/37,7)

Nhận xét: theo đánh giá chung, có 2,1% cung cấp dịch vụ ở mức độ kém, nhưng khảo sát lần 2 chỉ cón 0,8%. Mức độ trung bình là 18,6% (lần 1) và 8,5% (lần 2). Trong khi đó, mức độ được đánh giá rất tốt là 13,2 % (lần 1) và 37,7% (lần 2).
97,5 – 98,4
CSHQ (%) =                           x 100 = 0,9%
                                                       97,5

Nhận xét: khoảng 50% cho rằng có thể quay trở lại đơn vị khám bệnh. Trong đó không có trường hợp nào cho rằng không bao giờ quay trở lại. Tỷ lệ chắc chắn sẽ trở lại là 29,2% (lần 1), và 38,2% (ở khảo sát lần 2). 

Qua nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại Trung tâm y tế huyện Phú Tân, sau 1 năm thực hiện quyết định 2151 của Bộ y tế, chúng tôi có kết luận sau:
1. Kết quả thực hiện quyết định 2151 của Bộ y tế
Trong 7 tiêu chí được khảo sát, có 4 tiêu chí thực hiện đạt 100%. Đó là:  hoạt động của Ban chỉ đạo; thực hiện đường dây nóng; ký cam kết và xây dựng qui chế thi đua, khen thưởng, kỷ luật. Có 3 tiêu chí chưa đạt yêu cầu. Trong đó, công tác thống kê báo cáo đạt 80%; công tác tập huấn đạt 40% và công tác xã đạt 40%.
2. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trước và sau khi thực hiện quyết định 2151
2.1. Tỷ lệ hài lòng chung
Tỷ lệ hài lòng chung của người bệnh khi khảo sát lần 1 là 98,3%; khảo sát lần 2 là 99,6%. Tỷ lệ hài lòng ở mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất: khảo sát lần 1 là 75,4%; khảo sát lần 2 là 65,2%.
2.2. Tỷ lệ hài lòng đối với từng lĩnh vực khảo sát
 Tỷ lệ hài lòng về khả năng tiếp cận: trước là 84,4%; sau là 96,7%. Về sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh: trước là 97,5%; sau là 98,3%. Về cơ sở vật chất: trước là 97,1%; sau là 98,3%. Về phương tiện phục vụ: trước là 95,3%; sau là 96,6%. Về thái độ ứng xử của nhân viên y tế: trước là 97,9%; sau là 100%. Về năng lực chuyên môn của nhân viên y tế: trước là 96,6%; sau là 98,7%. Về kết quả cung cấp dịch vụ: trước là 97,5%; sau là 98,4%. Về nhu cầu quay trở lại khám bệnh: chắc chắn sẽ trở lại (trước: 29,2%; sau: 38,2%); có thể sẽ trở lại (trước: 49,2%; sau: 52,5%).
2.3. Chỉ số hiệu quả
Chỉ số hiệu quả về khả năng tiếp cận là 14,5%. Các chỉ số hiệu qủa còn lại dao động từ 0,8% đến 2,1%.

1. Tiếp tục củng cố và triển khai thực hiện đạt các tiêu chí theo quyết định 2151 của Bộ y tế.
2. Rà soát lại những nội dung mà tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt chưa cao, để triển khai thực hiện có hiệu quả hơn.
3. Cần xem xét lại tính hiệu quả của việc thực hiện quyết định 2151 của Bộ y tế tại Trung tâm y tế huyện Phú Tân, qua việc đánh giá chỉ số hiệu quả trong nghiên cứu.



Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Không có nhận xét nào: